Công tắc nhiệt và những thông tin cần thiết mà bạn nên tìm hiểu

Công tắc nhiệt và những thông tin cần thiết mà bạn nên tìm hiểu

Công tắc nhiệt ngày nay chắc hẳn đã không còn xa lạ gì trong những công trình điện, từ dân dụng đến công nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thông tin cơ bản về sản phẩm này. Hãy cùng 2DE tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Công tắc nhiệt là gì?

Công tắc nhiệt hay còn được biết đến với tên gọi khác là công tắc nhiệt độ. Thiết bị này thực chất là sự tích hợp giữa bộ tiếp điểm đóng/ngắt/rơ le với một đầu dò nhiệt độ, nhằm mang lại sự tinh giản hoá cho hệ thống. Bởi trước đây, nếu muốn xuất tín hiệu đóng/ngắt thì bắt buộc phải cần đến PLC. Hiện tại chỉ cần công tắc nhiệt độ, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hoá hơn rất nhiều.

GIOI-THIEU-CONG-TAC-NHIET

Giới thiệu chung về công tắc nhiệt

2. Cấu tạo, đặc điểm, nguyên lý hoạt động

Về cấu tạo, công tắc nhiệt độ bao gồm hai bộ phận chính: Bộ phận cảm biến và các tiếp điểm (bật nguồn điện).

Dựa theo từng chế độ vận hành là tự động hay thủ công mà sẽ được tương ứng với kiểu công tắc NO hoặc NC.
NO (Thường mở): Khi công tắc được kích hoạt, các tiếp điểm thường mở ở mức nhiệt độ tối thiểu.
NC (Thường đóng): Khi công tắc được kích hoạt, các tiếp điểm thường đóng ở nhiệt độ tối thiểu.

Về nguyên lý hoạt động của sản phẩm này tương đối đơn giản. Khi có sự thay đổi của nhiệt độ đến điểm đặt, rơ le sẽ tác động dể đóng/ngắt tiếp điểm. Thông thường, công tắc nhiệt độ sẽ dùng để ngắt mạch gia nhiệt khi hệ thống đã đủ nhiệt hoặc khi nhiệt độ xuống thấp sẽ tự động bật trở lại.

3. Các loại công tắc nhiệt độ hiện hành

Trên thị trường hiện nay sản phẩm được chia thành nhiều loại, bao gồm các kiểu phổ biến sau đây:

Công tắc nhiệt độ cơ (Mechanical Temperature Switch): Có thể nói đây là dòng được sử dụng phổ biến nhất. Chức năng chính của thiết là để kích hoạt quạt làm mát cho bộ tản nhiệt có trên hệ thống động cơ/truyền động/thuỷ lực/dụng cụ cắt/phanh, nhằm giới hạn nhiệt độ.

Công tắc nhiệt độ điện tử (Electronic Temperature Switches): Đối với lại công tắc này được sử dụng chủ yếu ở quy trình công nghiệp và kỹ thuật. Nếu đạt đến nhiệt độ đặt ra trước thì công tắc sẽ mở/đóng một tiếp điểm công tắc tương ứng.

Công tắc nhiệt độ lưỡng kim (Bimetal Temperature Switches): Dạng công tắc này sẽ bao gồm 2 kim loại và có hệ số nhiệt khác nhau.

Công tắc nhiệt độ khí (Gas-Actuated Temperature Switch): Đât là sản phẩm có chất lượng khá cao và mang tới công suất hoạt động mạnh mẽ. Cho nên được thiết kế để dùng cho những ứng dụng thiết bị cần đảm bảo sự an toàn lớn.

PHAN-LOAI-CONG-TAC-NHIET

Phân loại công tắc nhiệt có trên thị trường

4. Ưu điểm nổi bật của công tắc nhiệt độ

Không phải ngẫu nhiên mà sản phẩm này lại rất được được ưa chuộng và đặt mua nhiều trên thị trường, tất cả là nhờ vào những ưu điểm nổi trội cụ thể như:

– Tiết kiệm chi phí hiệu quả.

– Tối ưu, linh hoạt cho không gian.

– Dễ dàng sử dụng.

– Hoạt động đáng tin cậy.

– Công nghệ đo lường nhiệt độ hiện đại.

– Giám sát nhiệt độ của quá trình đảm bảo ở mức an toàn.

– Có nhiều kết nối cho việc sử dụng được trở nên linh hoạt hơn.

5. Ứng dụng thiết thực của công tắc nhiệt độ

Chính vì sở hữu những ưu điểm nổi bật mà công tắc nhiệt hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, quy trình máy bơm tuần hoàn, hệ thống sưởi, đầu đốt và máy sưởi không khí, kỹ thuật ô tô,…

6. Lời kết

Trên đây là một số những thông tin cơ bản về công tắc nhiệt độ mà 2DE muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết sẽ phần nào giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu chi tiết về thiết bị. Nếu như có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào, đừng quên liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ và giải đáp ngay nhé. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN 2DE VIỆT NAM – CHẤT LƯỢNG CHO MỌI CÔNG TRÌNH

Địa chỉ: 54 đường Yên Bình, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội.

Website: 2de.com.vn

Hotline: 0867.168.286

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Call Now Button