Những điều cần biết cho sinh viên khoa điện trước khi đi thực tập

Những điều cần biết cho sinh viên khoa điện trước khi đi thực tập

Ngành kỹ thuật điện luôn có sức hút lớn với nhiều bạn trẻ yêu thích kỹ thuật và điện tử. Là sinh viên năm cuối, hẳn bạn không khỏi băn khoăn cần chuẩn bị những gì trước khi thực tập tại các công ty cơ điện, nhà máy sản xuất. Hãy cùng 2DE khám phá từ A đến Z trong bài viết sau đây nhé!

1. Đôi nét về ngành kỹ thuật điện 

Điện năng là một phần tất yếu của cuộc sống. Theo đó, ngành kỹ thuật điện (Electrical Engineering) là chuyên ngành thiết thực, đào tạo những cử nhân có đầy đủ kiến thức và kỹ năng về các lĩnh vực liên quan đến ngành điện. Bao gồm thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp điện,…  

Hầu hết các bạn sinh viên ngành kỹ thuật điện đều có vị trí việc làm cụ thể, cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Có thể kể đến như:

Kỹ sư điện:
+ Kỹ sư nghiên cứu, thiết kế, vận hành trong lĩnh vực Thiết bị điện – Hệ thống điện với vị trí này thường làm trong các nhà máy. Lâu dài có thể làm trưởng phòng kỹ thuật của nhà máy.
+ Kỹ sư thiết kế về lĩnh vực Thiết kế điện, thiết bị điện, thiết kế máy, xây lắp điện,… với vị trí này có thể làm trong các công ty sản xuất trạm biến áp, tủ điện, cơ điện, xây lắp điện.
+ Kỹ sư lập trình: Có thể code các chương trình cho hệ thống vi xử lý, chương trình điều khiển cho PLC, HMI. Với vị trí này có thể làm trong các tập đoàn lớn như FPT, các công ty làm về lĩnh vực tự động hóa.

Hình ảnh màn hình HMI

Hình ảnh màn hình HMI

Tư vấn viên: Với kiến thức sâu rộng về điện năng và kỹ thuật điện, các bạn sinh viên khoa điện có thể trở thành người làm tư vấn thiết kế điện. Có thể làm việc trong các công ty tư vấn, giám sát của nhà nước hoặc khối tư nhân, như công ty CONINCO.

Nhà nghiên cứu, giảng viên: Vị trí này sẽ phù hợp với những bạn có niềm đam mê với chuyên ngành, đồng thời yêu thích công việc giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho mọi người.

Kinh doanh: Vị trí này phù hợp với các bạn năng động, thích kết nối, thích tiền, thích mở rộng các mối quan hệ. Các bạn có thể làm kinh doanh trong lĩnh vực điện, tiềm năng có thể trở thành các chủ doanh nghiệp với các lĩnh vực trong ngành.

Thực hành đo điện bằng ampe kìm

Hình ảnh ngành kỹ thuật điện

2. Một số lưu ý cho sinh viên khoa điện trước khi đi thực tập

Để kỳ thực tập tại các công ty cơ điện, nhà máy, xưởng sản xuất được thuận lợi nhất, các bạn sinh viên ngành kỹ thuật điện cần trang bị cho mình những điều cần thiết như sau.

2.1. Chuẩn bị phông nền kiến thức

Một sự chuẩn bị kỹ càng về nền tảng kiến thức sẽ giúp các bạn sinh viên khoa điện cảm thấy tự tin hơn. Đối với yêu cầu này, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về ngành kỹ thuật điện cũng như về toán học và vật lý. 

Ngoài ra, những kiến thức liên quan cũng rất cần thiết về các thiết bị điện dân dụng, thiết bị điện công nghiệp. Bạn có thể theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích tại website 2de.com.vn hoặc 2de.vn.

2.2. Trang bị kỹ năng thực hành

Hiện tại ở các trường đào tạo ở nước ta, việc được thực hành với thiết bị còn nhiều hạn chế. Đa phần các trường chưa có điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thiết bị thực. Việc bạn cần làm là cần đọc và tìm hiểu về các bước cơ bản để sử dụng 1 số dụng cụ như đồng hồ đa năng, máy hàn, tua vít, kìm điện, kìm ép cốt, kéo, bản mạch… Đây là kỹ năng cần thiết để các bạn sinh viên khoa điện tránh việc bỡ ngỡ, lúng túng khi đến nơi thực tập.

mạch vi xử lý

Hình ảnh minh họa vi mạch điện tử

2.3. Thái độ tích cực khi thực tập

Bên cạnh kiến thức, kỹ năng, các bạn sinh viên khoa điện cũng cần chuẩn bị một tâm thế tích cực trước khi thực tập, trong quá trình thực tập và sau khi kết thúc thực tập. Điều này vô cùng quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực tập cuối cùng của bạn cũng như tâm thế khi đi thực tập.

Bởi không phải công ty nào cũng sẵn sàng đón nhận các thực tập sinh. Khi bạn đến các công ty sẽ cần có người hướng dẫn các bạn về các quy định của công ty. Không chỉ vậy, cần bố trí chỗ ngồi, bộ phận thực tập cho các bạn cũng như hỗ trợ trong việc ăn uống. Sẽ cần chỗ ngồi, chỗ thực tập cho các bạn. Cần thêm các suất ăn trưa. Nếu giao việc cho các bạn làm có thể sẽ sai sót và chậm tiến độ.

Tốt hơn hết, hãy tận dụng cơ hội thực tập bằng cách chịu khó học hỏi, chăm chỉ, hăng hái, chú tâm trong công việc. Đồng thời giao tiếp tích cực, chân thành trong ứng xử với đơn vị thực tập. 

2.4. Những kinh nghiệm hữu ích khác

Ngoài những yêu cầu cơ bản trên, các bạn sinh viên khoa điện có thể tham khảo một số kinh nghiệm khác sau đây sẽ giúp ích cho bạn:

– Chú ý nắm bắt cụ thể thời gian thực tập.

– Đúng giờ giấc công ty quy định.

– Có kế hoạch thực tập rõ ràng để không bị mông lung, mất phương hướng.

– Chủ động tham khảo ý kiến, tư vấn của giáo viên hướng dẫn hoặc những anh chị khóa trên trong quá trình thực tập để đạt hiệu quả.

– Ghi nhật ký thực tập.

– Và nhiều kinh nghiệm hữu ích khác.

3. Lời kết

Qua bài chia sẻ trên, 2DE hy vọng rằng sẽ phần nào cung cấp cho các bạn sinh viên khoa điện những thông tin hữu ích trước khi đi thực tập. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào, đừng quên nhấc máy và liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0867.168.286 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

>>> Xem thêm: ỨNG DỤNG THANG CÁP ĐIỆN TRONG CUỘC SỐNG: LIỆU BẠN CÓ BIẾT?

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Call Now Button