Tủ phòng cháy chữa cháy (PCCC) và tầm quan trọng của sản phẩm này.

Tủ phòng cháy chữa cháy (PCCC) và tầm quan trọng của sản phẩm này.

1.Tủ điện phòng cháy chữa cháy là gì?

Tủ phòng cháy chữa cháy hay tủ điều khiển phòng cháy chữa cháy (PCCC) là tủ điện điều khiển bơm hoạt động nhằm duy trì áp lực nước trong đường ống phòng cháy chữa cháy ở một mức đã được cài đặt, đảm bảo rằng trong trường hợp xảy ra sự cố cháy tủ điện điều khiển bơm hoạt động để cấp nước chữa cháy.

 

tủ phòng cháy chữa cháyTủ phòng cháy chữa cháy chất lượng cao tại 2DE

Tủ điện điều khiển bơm chữa cháy được thiết kế có hai chế độ vận hành:

✔️Chế độ bằng tay (MANUAL): Bật tắt bằng các nút nhấn ON/OFF ở cánh tủ. Chế độ này chạy khi chạy thử, kiểm tra bơm.

✔️Chế độ tự động (AUTO): Là chế độ hoạt động thường xuyên của tủ. Chế độ này các bơm hoạt động thông qua tín hiệu của công tắc, cảm biến áp suất lắp đặt trên đường ống hệ thống chữa cháy.

Đối với tất cả các máy bơm chữa cháy phải được chạy thử, kiểm tra và bảo dưỡng theo định kỳ ít nhất 1 lần/tháng

2.Tủ phòng cháy chữa cháy có cấu tạo cơ bản như thế nào

Các thông số kỹ thuật cơ bản của tủ điện phòng cháy chữa cháy được thể hiện ở bảng dưới đây:

Tiêu chuẩn IEC/EN 61439-1
Điện áp định mức 0,4kV/0,2kV
Tần số định mức 50Hz/60Hz
Dòng điện thông dụng 20A-1200A
Vỏ Tôn tấm
Lớp phủ bề mặt Sơn tĩnh điện màu đỏ

3. Cấu tạo tủ phòng cháy chữa cháy

Hệ thống phòng cháy chữa cháy thường sử dụng theo hai thiết kế sau:

3.1.Thiết kế 1

✔️Bơm bù: 01 cái – chạy khi hệ thống đường ống phòng cháy chữa cháy sụt áp ở mức nhỏ dưới mức áp suất 1 (P1); bơm sẽ chạy để bù áp lên đạt ngưỡng theo thiết kế.

✔️Bơm điện: 02 cái –  1 bơm chính và 1 bơm dự phòng khi bơm kia sự cố. Bơm điện chạy khi đường ống sụt áp nhanh dưới mức áp suất 2 (P2), dưới mức cài đặt thì bơm điện sẽ chạy để cấp nước cho đường ống.

 

tủ phòng cháy chữa cháyHình ảnh minh họa tủ phòng cháy chữa cháy

>>Xem thêm bài viết: tủ điện MSB và những điều cần biết về sản phẩm này<<

3.2.Thiết kế 2

Các bơm trong hệ thống:

✔️Bơm bù: 01 cái – chạy khi hệ thống đường ống phòng cháy chữa cháy sụt áp ở mức nhỏ dưới mức áp suất 1 (P1); bơm sẽ chạy để bù áp lên đạt ngưỡng theo thiết kế.

✔️Bơm điện: 01 cái – chạy khi đường ống sụt áp nhanh dưới mức áp suất 2 (P2), dưới mức cài đặt thì bơm điện sẽ chạy để cấp nước cho đường ống.

✔️Bơm diesel: 01 cái – chạy khi đường ống sụt áp nhanh dưới mức áp suất 3 (P3) và/hoặc bơm điện không chạy, dưới mức cài đặt thì bơm điện sẽ chạy để cấp nước cho đường ống.

 

tủ điện phòng cháy chữa cháyHình ảnh minh họa tủ điện phòng cháy chữa cháy

>>Xem thêm bài viết: tủ điện phân phối DB và những điều cần biết về sản phẩm này<<

✔️Bơm bù: Bơm bù thường sử dụng là bơm nhỏ hơn công suất bơm chính nhiều, được khởi động trực tiếp (DOL) bằng khởi động từ. Bơm chạy khi đường ống có sự sụt áp nhỏ. Bơm được điều khiển tự động thông qua công tắc áp suất được lắp trên đường ống đẩy của máy bơm.

✔️Bơm điện: Nguồn cấp điện cho tủ điện và các bơm điện của hệ thống chữa cháy cần phải đảm bảo hai nguồn độc lập, một nguồn điện là nguồn ưu tiên đấu trước cầu dao tổng. Một nguồn còn lại đấu từ máy phát điện dự phòng thông qua hệ thống ATS. Nguồn cấp điện cho máy bơm đảm bảo nguyên tắc khi mất nguồn điện chính thì tự động chuyển sang nguồn máy phát dự phòng.

✔️Bơm diesel: Bơm diesel cần hệ thống nạp cho ắc quy. Bơm chạy khi hệ thống sụt áp rất nhiều, bơm điện chạy chưa bù đủ áp. Hoặc chạy khi sự cố cháy sảy ra mà điện lưới bị mất. Một số dự án không sử dụng bơm diesel thì có thể sử dụng một máy phát điện dự phòng đảm bảo công suất cho máy bơm điện hoạt động ngay cả khi mất nguồn điện lưới.

Các thiết bị khác:

✔️Công tắc áp suất có ngưỡng tác động trên và ngưỡng tác động dưới. Ngưỡng tác động dưới sẽ gửi tín hiệu về tủ điều khiển khi áp suất trong đường ống tụt đến giá trị định sẵn, tủ sẽ điều khiển bơm chạy. Ngưỡng tác động phía trên sẽ ra lệnh ngừng hoạt động của máy bơm chữa cháy tương ứng khi áp suất trong đường ống tăng quá cao và có thể gây mất an toàn. Các mức công tắc áp suất cài đặt theo nguyên lý: P1>P2>P3.

tủ phòng cháy chữa cháyTủ điện phòng cháy chữa cháy

>>Xem thêm bài viết: tủ điện âm tường và ứng dụng của tủ điện âm tường<<

✔️Bình tích áp: Bình tích áp được đặt trong trạm bơm chữa cháy nhằm ổn định áp suất cho hệ thống. Bình tích áp sẽ tự động bù lại phần áp lực bị tổn hao trong một giới hạn cho phép mà không cần phải khởi động bơm bù áp. Bình tích áp này sẽ giúp nâng tuổi thọ của bơm bù lên rất nhiều. Mỗi cụm bơm lắp đặt 01 bình tích áp có dung tích thường là 100L-16 bar.

✔️Công tắc dòng chảy: Hệ thống phòng cháy chữa cháy yêu cầu có tính an toàn cao thường được thiết kế có công tắc dòng chảy. Công tắc dòng chảy thường được lắp ở hai điểm. Một là lắp sau bơm để xác định xem khi có tín hiệu bật bơm thì bơm đã hoạt động và có nước chảy vào đường ống chưa? Hai là lắp đặt trên đường ống đầu vào mỗi tầng, phía sau van chặn tổng của mỗi tầng đó, công tắc dòng chảy được liên kết với hệ thống báo cháy tự động để thông báo cho hệ thống báo cháy biết được ở tầng nào đang có dòng nước chảy trong ống; từ đó, biết được tầng đó đang có hoạt động chữa cháy diễn ra.

4. Ứng dụng của tủ phòng cháy chữa cháy

Bất kì công trình nào dù là công nghiệp hay dân dụng đều cần phải có hệ thống phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy mà loại tủ này được lắp đặt tại tất cả các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất hay tại các tòa nhà văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học…..


🏢CÔNG TY CỔ PHẦN 2DE VIỆT NAM – CHẤT LƯỢNG CHO MỌI CÔNG TRÌNH

💻WEBSITE:HTTPS://2DE.COM.VN/

☎HOTLINE:0926.33.8386

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Call Now Button